Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình. Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta đều mong muốn hạnh phúc. Hạnh phúc là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này.
Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻ vì đạt được ý nguyện. Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo của chúng ta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu dây chuyền.
Vậy “Trường mầm non hạnh phúc” là gì?
- Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc:
• Trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức; hợp tác với cô giáo và các bạn
• Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi ro
• Trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân
• Trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi khi đến trường
- Là nơi cô giáo được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy hạnh phúc mỗi khi lên lớp:
• Làm việc bằng tình yêu thương với trẻ, nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với nhà trường
• Gắn bó với nhà trường, giúp nhà trường giảm bớt nỗi lo về tuyển dụng nhân sự
• Chủ động quản lý công việc, giảm bớt gánh nặng cho lãnh đạo nhà trường
• Chủ động sáng tạo, làm mới bài giảng, nâng cao hiệu quả và hứng thú dạy-học
• Kết nối chặt chẽ, tích cực với nhà trường, phụ huynh – học sinh
Như vậy, trường mầm non hạnh phúc là nơi vừa mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, giảm bớt gánh năng công việc cho nhân sự.
“Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”.
Với nhận thức ấy, năm học vừa qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bậc phụ huynh và các con học sinh trường MN Nhân Chính chúng tôi đã cùng nhau tổ chức, triển khai sâu rộngcác hoạt động, các biện pháp cụ thể để xây dựng trường học hạnh phúc. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy muốn xây dựng trường học hạnh phúc phải đáp ứng tốt những điều kiện sau:
Muốn có trường học hạnh phúc phải có những con người hạnh phúc, bao gồm cán bộ, GV, NV, phụ huynh và học sinh.
Muốn có trường học hạnh phúc phải có môi trường giáo dục an toàn: Đó là nơi mà cán bộ, GV, NV và học sinh được làm việc, học tập và vui chơi an toàn, yên tâm không có tai nạn, thương tích,
Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô, học sinh và phụ huynh đều được hạnh phúc; là nơi học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm; là nơi học sinh không có áp lực học hành mà luôn được phát huy khả năng của mình, các môn học được biến hóa thành các bài học thú vị thông qua các trò chơi, trải nghiệm; là nơi mà thầy cô giáo có các phương pháp dạy học tích cực, luôn hỗ trợ và giúp đỡ học sinh kịp thời, thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, tạo cho chúng sự an tâm, tin tưởng và cảm thấy được yêu thương. Nơi ấy không có bạo lực, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, tính mạng nhà giáo. Hiểu một cách đơn giản, trường học hạnh phúc là nơi mà cả học sinh và thầy cô đều “muốn đến”.
Xây dựng trường học hạnh phúc là cả một quá trình, trong đó, bản thân mỗi giáo viên cần thay đổi tư duy nhận thức, hành động và cả cảm xúc để có được các bài học hay, đầy hứng thú với học sinh, tạo ra bầu không khí thân thiện và yêu thương.
Thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc đã tạo nên lớp học hạnh phúc. Niềm hạnh phúc không chỉ ở lại mái trường mà còn lan toả về gia đình để phụ huynh cũng hạnh phúc với niềm vui của học sinh.
Mời quý vị cùng đón xem một số hình ảnh về triển khai mô hình trường học hạnh phúc trong nhà trường.
Họp Hội đồng nhà trường triển khai mô hình trường học hạnh phúc
Họp Đại diện CMHS các lớp triển khai mô hình trường học hạnh phúc