Từ xưa, người phụ nữ Việt Nam đã có vai trò rất quan trọng trong gia đình và xã hội. Bởi họ là những con người đảm đang, khéo léo hết mình vì gia đình, đất nước. Ngày nay khi đất nước phát triển, họ càng thể hiện sự năng động sáng tạo với những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong ngành giáo dục. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Nhân Chính - Địa chỉ: Số 46 - Phố Nhân Hòa - Phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân - Hà Nội, có rất nhiều cô giáo tận tâm, yêu nghề, mến trẻ. Trong đó phải nhắc đến cô giáo Trần Thị Hạnh Phúc hiện đang giảng dạy ở lớp nhà trẻ 2 - Là một trong những giáo viên giàu nhiệt huyết, đầy tình thương yêu trẻ thơ và tâm huyết với nghề.
Tốt nghiệp trường cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung Ương với kết quả học tập tốt. Năm 2013 đồng chí về làm việc tại Trường Mầm non Nhân Chính. Tuy nhiên, những kiến thức trong nhà trường chỉ là hành trang ban đầu giúp đồng chí từng bước tiếp cận và giáo dục trẻ mầm non, đồng chí luôn học hỏi những bài giảng của các chị, các cô giàu kinh nghiệm đi trước, bởi để trẻ biết nghe lời, yêu mến, gần gũi thì người giáo viên phải hiểu tâm lý của trẻ để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng độ tuổi, Cô không ngừng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng chí Hạnh Phúc đã chia sẻ: “Tôi luôn nhớ Bác Hồ đã từng dạy “làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được như thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt...”. đồng chí cho rằng: ‘‘Tôi tin đây không chỉ là phương châm phấn đấu của riêng tôi, mà là của tất cả những giáo viên mầm non, những người đã chọn nghề, gắn bó với con trẻ và luôn say mê, nhiệt huyết với nghề. Giáo viên Mầm non là một nghề rất đặc biệt, là nhà giáo nhưng không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc và hơn hết đây là nghề làm vì “tình yêu”.
Trong 9 năm gắn bó với nghề cô luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một giáo viên mầm non về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo. Trước hết để trở thành một giáo viên mầm non, thì người giáo viên phải có lòng yêu trẻ vì đặc thù của nghề giáo viên mầm non đòi hỏi ở các giáo viên tình yêu của người mẹ đối với trẻ, Không chỉ yêu trẻ, mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu điều mình dạy, nghĩa là yêu chính công việc của mình. Hiểu sâu sắc điều đó nên đồng chí Trần Thị Hạnh Phúc đã và đang luôn luôn yêu thương trẻ bằng cả tấm lòng người cô, người mẹ, đồng thời cô luôn chú trọng để truyền lại tình yêu nghề cho các thế hệ giáo viên trong trường. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng cần có ở một giáo viên mầm non đó là tình yêu thương, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì, bền bỉ…bởi ở lứa tuổi mầm non mà nhất là lứa tuổi nhà trẻ các cháu còn nhỏ nên việc chăm sóc là hết sức vất vả, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ có những cháu đi chưa vững, nói chưa sõi còn quấy khóc nhiều, còn chưa biết đi vệ sinh, chưa biết xúc cơm...Nhưng với tình yêu thương của người mẹ thứ 2 sự tận tâm và lòng nhiệt huyết với nghề, đồng chí luôn luôn mang lại tình yêu thương ấm áp nhất cho các con. Đồng chí luôn ân cần chăm sóc, nâng niu, dậy dỗ chăm sóc từng bữa ăn, từng giấc ngủ cho các con và luôn làm cho các con tâm lí thoải mái nhất ấm áp nhất khi đến trường, đến lớp.
Tuy bản thân là một giáo viên nhưng đồng chí Trần Thị Hạnh Phúc không tỏ ra kiêu căng, xa lánh đồng nghiệp, trái lại cô luôn chan hoà, gần gũi, học hỏi mọi người nên được mọi người rất yêu quý. Ngoài ra cô cũng rất tích cực vào một số các hoạt động khác của trường và của đoàn: Như phong trào hiến máu nhân đạo, tính đến nay cô đã 7 lần tham gia hiến máu.
Tuy bản thân là một giáo viên nhưng đồng chí Trần Thị Hạnh Phúc không tỏ ra kiêu căng, xa lánh đồng nghiệp, trái lại cô luôn chan hoà, gần gũi, học hỏi mọi người nên được mọi người rất yêu quý. Ngoài ra cô cũng rất tích cực vào một số các hoạt động khác của trường và của đoàn: Như phong trào hiến máu nhân đạo, tính đến nay cô đã 7 lần tham gia hiến máu.
Với những việc làm thiết thực và những thành tích đạt được như trên đồng chí đã được trường mầm non Nhân Chính ghi nhận là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp học tập và noi theo. Đồng chí xứng đáng là tấm gương tiêu biểu, điển hình - một tấm gương sáng, tấm gương đạo đức hết lòng vì sự nghiệp trồng người cho thế hệ mai sau của trường mầm non Nhân Chính.
Tác giả
Phạm Thị Hồng Liên